Theo nhận định về thị trường hàng không
qua các thời kỳ, PGS.TS Phạm Quý Thọ – chuyên gia kinh tế cho biết:
Trước năm 1991, khi hàng không Việt Nam chỉ có duy nhất nhất Vietnam
Airlines (VNA), từ thị trường “độc quyền hoàn toàn” tức là toàn thị
trường chỉ có duy nhất nhất hãng/doanh nghiệp tham gia bán, cung cấp 1
loại sản phẩm, dịch vụ mà hầu như là không thể có sản phẩm, dịch vụ cái
nào tốt hơn để thay thế cho nó. Do vậy khách hàng muốn đi lại bằng hàng
không chỉ duy nhất sự lựa chọn là VNA.
PGS.TS Phạm Quý Thọ cho rằng, trong thời gian tới VietJet Air
sẽ chiếm thị phần lớn hơn, bởi vì quy mô và sự ra đời sau và tính
chuyên nghiệp và hướng đi đúng. VietJet đã đánh đúng tâm lý người tiêu
dùng đưa chi phí đi lại bằng hàng không một cách hợp lý nhất, tức thị
trường hàng không giá rẻ.
Trong khi đó sau với bộ máy cồng kềnh,
VNA đang phải thực hiện tái cơ cấu và giai đoạn VNA đang IPO sẽ là cơ
hội cho VietJet bứt lên và chiếm thị phần. “VNA đang chịu sức ép cổ phần
hóa, nếu không tái cấu trúc VNA sẽ bị tụt hậu rất nhiều. Xu hướng VNA
đang tái cấu trúc sẽ gặp khó khăn từ vốn, bộ máy, khách hàng. Trong khi
VietJet đang đi vào ổn định đang đi lên và chiếm thị phần ngày càng lớn.
Chính vì vậy VJA đang làm VNA phải suy nghĩ khi hãng hàng không này có
những bước tăng trưởng”, PGS.TS Thọ cho biết.
“Thị trường hàng không hiện nay có 3 hãng
hàng không lớn là Vietnam Airlines, Vé VietJet và Jetstar Pacific
Airlines, tuy nhiên nổi lên là sự cạnh tranh của VNA và VJA. Với việc
VJA đón máy bay Airbus đầu tiên trong 100 chiếc theo kế hoạch của hãng
hàng không này hứa hẹn thị trường cạnh tranh quyết liệt trong thời gian
tới”, PGS.TS Phạm Quý Thọ nhận xét.
Một thuận lợi khác của VietJet là dù hãng
hàng không này đang phải phụ thuộc vào việc thuê các dịch vụ mặt đất
tuy nhiên để khắc phục tình trạng lợi dụng vị thế độc quyền nâng giá
dịch vụ đặc biệt dịch vụ trong hàng không thì Luật Hàng không dân dụng
được Quốc hội biểu quyết thông qua vào sáng 21/11 vừa qua đang có tín
hiệu tích cực. Theo đó để khắc phục tình trạng doanh nghiệp lợi dụng vị
thế độc quyền để nâng giá dịch vụ, nhất là đối với một số dịch vụ phi
hàng không thiết yếu, dự thảo Luật đã chỉnh lý theo hướng Nhà nước định
giá đối với các dịch vụ hàng không và một số dịch vụ phi hàng không
thiết yếu.
Đối với giá các dịch vụ, hàng hóa thông
thường khác vẫn được điều tiết theo cơ chế thị trường do doanh nghiệp
quyết định nhưng phải thực hiện niêm yết công khai; vai trò quản lý của
Nhà nước được thể hiện qua công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện
của doanh nghiệp. Qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
tiêu dùng và doanh nghiệp. Nhà nước sẽ kiểm soát giá dịch vụ hàng không
để ngăn ngừa nâng giá.
Doanh nghiệp sẽ được kinh doanh dịch vụ
tại cảng hàng không, sân bay theo nguyên tắc đấu thầu, cạnh tranh lành
mạnh để thực hiện quyền bình đẳng trong hoạt động kinh doanh.
Cùng với bộ máy quản trị hiện đại, quản
lý tốt, thị trường tiềm năng nếu VietJet được tự chủ tham gia kinh doanh
hoạt động mặt đất chắc chắn nhu cầu mua vé máy bayVietJet
của hành khách sẽ bứt phá. Thực tế hiện nay tình trạng chậm chuyến của
các hãng hàng không nói chung và VJA nói riêng nguyên nhân đến từ dịch
vụ mặt đất, đặc biệt với những hàng phải thuê dịch vụ mặt đất từ các
doanh nghiệp khác.
Với sự cạnh tranh khốc liệt trong thời
gian gần đây và hứa hẹn bùng nổ trong thời gian tới, giá vé Vietjet các
chặng nội địa đường dài như vé máy bay đi Hà Nội, Vé máy bay đi Đà Nẵng hay vé máy bay đi Sài Gòn
sẽ giảm đáng kể. Lượng vé máy bay Vietjet giá rẻ cũng sẽ tăng lên cùng
với số lượng chuyến bay trong ngày càng nhiều. Các sân bay của các tỉnh
sẽ được đầu tư và mở tuyến nhiều hơn. Đó là những động lực lớn thúc đẩy
sự gia tăng số lượng hành khách di chuyển bằng máy bay nhiều hơn. Qua đó
quý khách sẽ mua được vé máy bay giá rẻ thường xuyên hơn. Thị trường
hàng không phát triển đó là niềm vui lớn trong sự phát triển chung của
nền kinh tế đất nước chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét